Làn sóng kính thiên văn vô tuyến mới

Những chiếc kính thiên văn vô tuyến đầu tiên đã được xây dựng vào thế kỉ 20, hơn 300 năm sau khi galileo lần đầu tiên sử dụng một kính thiên văn quang học để phát hiện ra các vệ tinh của Mộc tinh. Tuy nhiên, hiện nay, thiên văn học vô tuyến đang dần hồi phục thời kì hoàng kim của nó. Chúng ta hãy điểm qua một số dự án đang triển khai xây dựng trong năm nay.

Kính thiên văn vô tuyến

RadioAstron

Thứ hai tuần trước (18/7), một chiếc kính thiên văn vô tuyến đã được phóng vào vũ trụ và phần lớn hành trình của nó là hướng đến mặt trăng.

Mặc dù kính thiên văn RadioAstron khá nhỏ, rộng chỉ 10m, nhưng các nhà thiên văn có kế hoạch đồng bộ nó với những anten trên trái đất để phối hợp tạo ra một máy thu sẽ rộng gấp 30 lần hành tinh chúng ta. Lúc hoạt động tốt nhất, toàn bộ hệ thống sẽ có độ phân giải gấp 10.000 lần Kính thiên văn vũ trụ Hubble.

(Ảnh: Cơ quan Vũ trụ Nga)

Kính thiên văn vô tuyến

LOFAR

Ánh sáng phát ra từ hydrogen tồn tại khi những ngôi sao và thiên hà đầu tiên hình thành đi tới trái đất dưới dạng những bước sóng vô tuyến dài nhất, cái tương đối chưa được nghiên cứu.

LOFAR (Ma trận Tần số Thấp), một mạng lưới gồm những anten ở Hà Lan và những nước châu Âu khác, bắt đầu năm làm việc trọn vẹn đầu tiên của nó quan sát những bước sóng dài cỡ mét này trong năm nay.

(Ảnh: ASTRON)

Kính thiên văn vô tuyến

Ma trận Bước sóng Dài

Trong tháng 5, trạm đầu tiên trong số 50 trạm của Ma trận Bước sóng Dài (LWA) đã bắt đầu các quan sát. Mỗi trạm trong ma trận, chủ yếu đặt ở New Mexico, sẽ gồm 256 anten.

Giống như LOFAR, LWA sẽ nghiên cứu đầu tần số thấp còn chưa được nghiên cứu nhiều của phổ vô tuyến. Ngoài việc tiết lộ vết tích hydrogen trong vũ trụ sơ khai, những bước sóng này còn được tạo ra khi những hạt tích điện năng lượng cực cao đổ qua khí quyển của Trái đất và dòng neutrino tuôn mạnh vào mặt trăng.

(Ảnh: Dự án LWA, UNM/NASA)

Kính thiên văn vô tuyến

Ma trận Milimet Lớn Atacama

Cuối năm nay, Ma trận Milimet Lớn Atacama ở Chile sẽ bắt đầu tiến hành những hoạt động khoa học đầu tiên. Chiếc kính thiên văn đã được chờ đợi lâu nay này sẽ sử dụng một ma trận gồm những anten di động 12m.

Ánh sáng mà nó nghiên cứu, ở bước sóng milimet, có thể dùng để nghiên cứu sự hình thành sao, sự phát triển của đám bụi giữa các sao trong hàng tỉ năm, và những môi trường bụi bặm, đang hình thành hành tinh xung quanh các ngôi sao.

(Ảnh: ESO/NAOJ/NRAO)

Kính thiên văn vô tuyến

FAST

Trong tháng 1, một nghi lễ nhỏ đã được tổ chức để khởi công xây dựng Kính thiên văn Cầu Mở 500m, hay FAST. Nó đang được xây dựng trong một lòng chão tự nhiên ở tỉnh Quế Châu, miền nam Trung Quốc.

Khi hoàn thành vào năm 2016, nó sẽ thay thế đĩa 305m ở Arecibo, Puerto Rico, là đĩa kính thiên văn lớn nhất trên Trái đất.

(Ảnh: FAST)

Nguồn: New Scientist

Nhận xét

Bài đăng phổ biến