Những hiện tượng kì diệu của thiên nhiên

Đó thực sự là một món quà đặc biệt mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

Chỉ những người may mắn mới được tận mắt trông thấy những giây phút vô cùng đặc biệt của thiên nhiên.
Vầng hào quang rực rỡ của mặt trăng
Sự kết hợp của những đám mây mỏng và những giọt nước nhỏ li ti trong không khí tán sắc ánh sáng từ mặt trăng đã tạo ra một vầng sắc màu lung linh hiếm thấy. Điều đặc biệt là kích cỡ của những giọt nước sẽ quyết định kích thước của vầng sáng, kích thước càng nhỏ thì bán kính vầng sáng càng lớn.
Cầu vồng sương
Có rất nhiều tên gọi cho hiện tượng thường được biết đến là “Cầu vồng sương”, chẳng hạn như những người đi biển gọi chúng là “Chó biển”, phi công thì gọi đó là “Cầu vồng mây”, trong khi một số người khác gọi là “Cầu vồng trắng” bởi chiếc cầu vồng này “thiếu màu” một cách nghiêm trọng!
Cầu vồng sương được hình thành từ sự nhiễu xạ ánh sáng qua các giọt nước, nhưng đó là những giọt nước cực kì nhỏ, khiến cho cầu vồng sương chỉ có màu sắc như vậy.
Ảo giác ba mặt trời cùng xuất hiện
Thật là khó tin nhưng đúng là người ta đã có ảo giác nhìn thấy 3 mặt trời “đứng xếp hàng” cạnh nhau. Cho đến nay người ta vẫn chưa giải thích được hiện tượng này, chỉ có một vài giả thuyết cho rằng hiện tượng liên quan đến sự phản xạ ánh sáng và thấu kính trong khí quyển mà thôi.
Ánh sáng buổi hoàng hôn
Hãy cầu sự may mắn cho mình để được chiêm ngưỡng từng đường nét của tia sáng mặt trời mạnh mẽ và rực sáng trong buổi hoàng hôn như bức ảnh này.
Mây sà xuống mặt đất
Những đám mây này chỉ cách mặt đất chừng 100-200 mét và thực sự là một hiện tượng tự nhiên hiếm thấy. Con người có thể xác định chính xác vị trí những đám mây như thế này xuất hiện. Những đám mây được xếp vào loại mây cuộn, hình thành ở những khu vực có độ ẩm cao.
Đám mây có hình dạng thấu kính
Đây có phải là chiếc phi thuyền của người ngoài hành tinh? Tất nhiên là không phải rồi, và cảnh tượng này cũng chỉ xuất hiện trong vài giây thôi. Đám mây như thế này không phải chỉ xuất hiện trong hình dạng của chiếc phi thuyền, chúng còn có dạng một thấu kính chồng, thấu kính đơn hoặc đơn giản là một đám mây dài đặc biệt.
Mây dạng thấu kính được hình thành từ lượng hơi ẩm ngưng tụ đi qua vùng núi khiến chung bị chia tách. Sau đó lại hội tự lại thành một đám mây bay hơi một lần nữa và có hình dạng như trong bức ảnh.
“Sóng trời”
Bạn có tin không, nhưng đúng là những đám mây tụ lại và di chuyển “rập rờn” như những đợt sóng trên trời. Đó là một trong những chuyển động sóng đặc biệt nhất của tự nhiên. Những đám mây bắt đầu hình thành “hút” không khi đi lên đạt đến sự ổn định rồi lại “chìm” xuống tạo đà cho các đợt sóng mây tiếp theo. Hiện tượng này gọi là “sóng trọng lực”.
Rất nhiều cầu vồng sương cùng xuất hiện
Một lần nữa thiên nhiên lại mang đến một ảo giác quang học, nhưng ảo giác đó sẽ nhanh chóng ta biến nếu bạn cố gắng tiến gần để quan sát rõ hơn. Gần đây hiện tượng như thế này thường xuất hiện nhiều hơn.
Mây sóng Kelvin Helmholtz
Những đám mây “vô tình” tạo ra hình ảnh thật ấn tượng và có chút kì quái. Đám mây cũng không giữ được hình dạng này trên một quãng đường dài, và thường bị ngắt quãng một phần là do gió “cắt qua”.
Mây cuộn
Đám mây này dài đến hàng trăm cây số và cuộn tròn liên tục không ngừng. Hiện tượng này xảy ra là bởi luồng không khí lạnh từ một cơn bão ùn ùn kéo đến gặp luồng không khi nóng tạo ra dải mây cuộn khổng lồ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến