10 năm Trạm Vũ trụ Quốc tế

Ngày 02/11 vừa qua là ngày kỉ niệm 10 năm con người bắt đầu chiếm lĩnh vĩnh cữu trên không gian với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Dưới đây là một số sự kiện đáng nhớ trong lịch sử của trạm và những mốc son trong 10 năm hoạt động đầu tiên của trạm.

Phi hành đoàn của trạm đã chụp bức ảnh này của bờ biển phía bắc Vịnh Mexico từ cao độ 350 km vào hôm 29/10 (Ảnh: NASA)

29/07/1970

NASA từ bỏ mọi hi vọng sản xuất thêm các tên lửa Saturn V đồ sộ, loại tên lửa đã đưa các nhà du hành Apollo lên mặt trăng. Kết quả là họ đã hủy bỏ trạm vũ trụ lớn mà họ đã lên kế hoạch xây dựng làm kế vị cho Skylab. Với Skylab gần như đã hoàn tất, công trình trạm vũ trụ bước vào một thời kì gián đoạn kéo dài.

25/01/1984

Trong bài phát biểu trước Quốc hội, tổng thống Ronald Reagan tuyên bố: “Tối nay, tôi đang chỉ đạo NASA phát triển một trạm vũ trụ có người cư trú vĩnh viễn và triển khai công việc đó trong vòng một thập kỉ”. Với các đóng góp từ phía châu Âu, Nhật Bản, và Canada, đây là Trạm Vũ trụ Tự do. Thật không may, nó liên tục phải thiết kế lại, khiến lịch trình ngày một kéo dài thêm và bội chi ngân sách. Sang năm 1993 thì nó rõ ràng sắp bị hủy bỏ.

09/1993

Với Chiến tranh Lạnh kết thúc, một thỏa thuận Mĩ-Nga kết hợp Trạm Vũ trụ Tự do và Trạm Hòa bình 2 theo kế hoạch của Nga thành ISS.

20/11/1998

Zarya, mô đun ISS đầu tiên, được phóng lên từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.

06/12/1998

Unity, mô đun Mĩ đầu tiên, neo đậu với Zarya bằng tàu con thoi vũ trụ Endeavour. Chuyến bay này còn đánh dấu phi hành đoàn đầu tiên đến thăm trạm và có những chuyến đi bộ ngoài vũ trụ quanh trạm đầu tiên. Sau đó là một thời kì gián đoạn 18 tháng, do các trục trặc tài chính với các mô đun của Nga và các trục trặc kĩ thuật với các mô đun của Mĩ.

21/05/2000

Tàu con thoi vũ trụ Atlantis đến thăm, chuẩn bị cho việc bắt đầu lắp ráp trạm trở lại.

26/07/2000

Zvezda – Mô đun Dịch vụ, ban đầu chế tạo làm mô đun lõi của Trạm Hòa bình 2 – kết nối với trạm.

02/11/2000

Phi hành đoàn “Viễn chinh 1” bay lên trạm bằng tàu Soyuz. Sự cư trú lâu dài của con người trên trạm bắt đầu.

10/02/2001

Mô đun thí nghiệm Destiny đến nơi. Thể tích bên trong ISS lúc này đã vượt quá thể tích trạm Hòa bình.

23/03/2001

Người Nga bất đắc dĩ cho hạ cánh trạm Hòa bình, loại bỏ đối thủ cạnh tranh duy nhất của ISS.

23/04/2001

Canadarm 2, cánh tay rô bôt của trạm, đến trên tàu con thoi Endeavour. Đây là bộ phận phi Nga-Mĩ đầu tiên, bổ sung tương đối sớm do nhu cầu triển khai lắp ghép sau này.

30/04/2001

Dennis Tito trở thành du khách vũ trụ đầu tiên đến thăm ISS, trước sự phản đối kịch liệt của NASA.

15/07/2001

Mô đun khóa không khí Quest Joint, một mô đun áp lực đóng vai trò lối vào và lối ra cho các chuyến đi bộ, đến nơi. ISS giờ đã nặng hơn trạm Hòa bình.

21/07/2001

Chuyến đi bộ vũ trụ đầu tiên thực hiện từ trạm, sử dụng khóa không khí Quest.

04/02/2002

Xảy ra tình huống khẩn cấp đáng kể đầu tiên trên trạm khi sự điều khiển sự định hướng của trạm, hay cao độ của nó, bị mất trong vài giờ liền, đe dọa sự phát điện và điều khiển nhiệt độ. Sự phản ứng nhanh từ phía phi hành đoàn và các chuyên gia điều khiển mặt đất đã giải quyết xong trục trặc trước khi có bất kì sự nguy hại nào xảy ra.

01/02/2003

Tàu con thoi vũ trụ Columbia bị nổ tung khi đi trở vào khí quyển từ một chuyến bay phi ISS. Đội tàu con thoi tạm dừng hoạt động, khiến trạm hoàn toàn phụ thuộc vào các phi thuyền Soyuz và Tiến bộ của Nga, với các chuyến bay chở phi hành đoàn và hàng hóa. Phi hành đoàn ở lại giảm xuống còn hai người, với các hoạt động hạn chế chủ yếu là duy trì trạm.

06/04/2003

Một bộ phận tên lửa cũ bay qua gần trạm, khiến phi hành đoàn của trạm phải tạm rút lui sang tàu cứu hộ Soyuz để tránh trường hợp va chạm.

28/07/2005

Tàu Discovery thực hiện chuyến bay tàu con thoi đầu tiên kể từ sau sự tổn thất của tàu Columbia. (Chuyến bay tiếp theo không diễn ra trong một năm sau đó, do các trục trặc liên tục với bọt nhiên liệu trào ra từ bể chứa nhiên liệu ngoài của tàu con thoi trong lúc phóng).

26/11/2006

Một anten trên tàu hàng Tiến bộ M-58 bị vướng với đầu mô đun Zvezda của trạm trong lúc neo đậu. Cuối cùng nó đã được các nhà du hành tháo ra với các công cụ cắt vào hôm 22/02.

11/02/2008

Mô đun Columbus – bộ phận ISS chính của châu Âu – đến nơi. Được thiết kế làm một phòng thí nghiệm cho sinh học, sinh lí học, vật lí chất lưu và các thí nghiệm khác, nó có đủ chỗ cho ba thành viên phi hành đoàn làm việc cùng một lúc.

03/04/2008

Tàu hậu cận ATV "Jules Verne" của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đến nơi. Nó là con tàu ngoài Mĩ, ngoài Nga đầu tiên đến thăm trạm.

04/06/2008

Bộ phận đầu tiên của phòng thí nghiệm Kibo cỡ bằng chiếc xe bus của Nhật Bản đến nơi trên tàu con thoi Discovery.

29/05/2009

Sau một thời gian dài, phi hành đoàn ở lại trạm được mở rộng lên sáu người như dự tính (đòi hỏi hai tàu cứu hộ Soyuz neo đậu sẵn sàng với trạm tại mọi lúc) và việc nghiên cứu khoa học thật sự có thể bắt đầu.

17/07/2009

Với tàu con thoi Endeavour đến thăm, có 13 người trên trạm, một kỉ lục cho ISS và cho bất kì phi thuyền vũ trụ nào (kỉ lục mọi thời đại cho số lượng người có mặt trong vũ trụ đồng thời).

17/09/2009

HTV-1, tàu hậu cần Nhật Bản đầu tiên, đến nơi.

10/02/2010

Năm tàu neo đậu, tạo thành một “ngôi nhà trọn vẹn”: hai tổ hợp Soyuz, hai tàu hàng Tiến bộ, và tàu con thoi Endeavour.

31/07/2010

Một trục trặc máy bơm trong hệ thống làm lạnh thiết bị cấp điện tạm thời hạn chế nguồn điện cấp và cắt bớt các hoạt động. Sau vài chuyến đi bộ ngoài vũ trụ và một số khó khăn bất ngờ, việc sửa chữa đã được thực hiện vào hôm 17/08.

Nguồn: New Scientist
Tác giả: Henry Spencer

Nhận xét

Bài đăng phổ biến