Người Hi Lạp cổ đã quan sát sao chổi Halley trước
Một sự kiện thiên thể xảy ra vào thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên có lẽ là lần quan sát sớm nhất được sử sách ghi lại của sao chổi Halley – và nó đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử ngành thiên văn học.
Theo các tác giả cổ đại, từ Aristotle trở đi, một thiên thạch kích cỡ “xe bò” đã lao xuống miền bắc Hi Lạp đâu đó khoảng năm 466 đến 468 trước Công nguyên. Vụ va chạm đã làm chấn động dân cư địa phương và tảng đá đó đã thu hút du khách trong 500 năm sau đó.
Sử sách mô tả một sao chổi trên bầu trời khi thiên thạch đó rơi xuống. Mô tả này ít được chú ý tới, nhưng xét niên đại thì nó tương ứng với một lần đi qua như trông đợi của sao chổi Halley, ngôi sao chổi có thể nhìn thấy từ trái đất trong khoảng chu kì chừng 75 năm.
Sao chổi Halley bị xem là điềm gỡ vào năm 1066. (Ảnh: Mary Evans/Alamy)
Nhà triết học Daniel Graham và nhà thiên văn học Eric Hintz thuộc trường Đại học Brigham Young ở Provo, Utah, Mĩ, đã mô phỏng đường đi của sao chổi Halley, và so sánh đường đi này với các mô tả cổ của ngôi sao chổi trên. Thí dụ, người ta kể rằng ngôi sao chổi trên có thể nhìn thấy trong 75 ngày, xuất hiện cùng với gió và sao băng, và ở trên bầu trời hướng tây khi thiên thạch trên rơi xuống.
Các nhà nghiên cứu chứng tỏ được sao chổi Halley sẽ có thể nhìn thấy trong tối đa 82 ngày từ hôm 04/06 đến 25/08 năm 466 trước Công nguyên. Từ hôm 18/07 trở đi, thời gian trong năm đặc trưng trong vùng này là những cơn gió mạnh, nó xuất hiện ở bầu trời tây. Khoảng thời gian này, trái đất đang chuyển động dưới đuôi của sao chổi, nên vùng bụi vỡ của nó sẽ tạo ra mưa sao băng.
Không có thông tin này trong số này chứng minh được nhân dạng của ngôi sao chổi, nhưng Graham cho biết ít khi người ta quan sát thấy một ngôi sao chổi chính yếu như vậy, cho nên sao chổi Halley là “rất có khả năng”. Trước đây, lần quan sát sớm nhất được biết tới của sao chổi Halley là bởi các nhà thiên văn học người Trung Hoa vào năm 240 trước Công nguyên. Nếu Graham và Hintz là đúng, thì người Hi Lạp nhìn thấy nó sớm hơn đến ba vòng quỹ đạo hay sớm hơn đến hai thế kỉ.
Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy thời điểm này là một bước chuyển quan trọng trong lịch sử ngành thiên văn học. Plutarch đã viết hồi thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên rằng một nhà thiên văn trẻ tên gọi là Anaxagoras đã dự đoán mưa thiên thạch xuống Trái đất, điều đó làm các nhà sử học thấy khó xử vì những sự kiện như vậy về cơ bản luôn xuất hiện một cách ngẫu nhiên.
Sau khi nghiên cứu những gì người ta đã viết về Anaxagoras, Graham kết luận rằng ông có thể được xem là “ngôi sao sáng của nền thiên văn học Hi Lạp cổ”. Thay vì dự đoán một thiên thạch nhất định, Anaxagoras đưa ra một phát biểu chung rằng đá có thể rơi từ trên trời xuống.
Lúc ấy, Graham cho biết, mọi người nghĩ rằng các thiên thể như mặt trăng và các hành tinh là những vật thể bốc lửa, nhẹ hơn không khí. Nhưng sau khi quan sát một kì nhật thực vào năm 478 trước Công nguyên, Anaxagoras kết luận chúng là những khối đá rất nặng được giữ lại bằng lực hướng tâm. Điều này ngụ ý rằng nhật thực xảy ra khi mặt trăng chặn mất ánh sáng phát ra từ mặt trời. Nó cũng có nghĩa là nếu bị đánh bật ra khỏi vị trí, một khối đá như vậy có thể lao xuống Trái đất.
“Khi thiên thạch rơi, không ai có thể ngăn nó lại được”, Graham nói. “Báo đài đăng tin ‘Anaxagoras đã nói đúng”.
Sao chổi Halley có vai trò gì ở đây không? Luôn có thể là ngôi sao chổi đã kéo giật một tiểu hành bay gần Trái đất ra khỏi hành trình của nó và tống nó xuống miền bắc Hi Lạp. Từ đó về sau, ý tưởng về những khối đá trên trời đã được chấp nhận, và người Hi Lạp có một kiến thức mới về vũ trụ.
Nguồn: New Scientist
Nhận xét
Đăng nhận xét