Có nên tránh xa người ngoài hành tinh?
Vì sao alien đến Trái đất?
Trong bộ phim khoa học viễn tưởng kinh điển Ngày trái đất ngừng quay (bản phim năm 1951), một tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh đã đáp xuống Washingtion DC và cử đi một phái viên tên Klaatu để truyền đạt một thông điệp đáng lo đến Trái đất. Klaatu nói rằng các nền văn minh ngoài hành tinh lo lắng rằng việc phân chia nguyên tử của con người sẽ gây ra mối họa cho họ và muốn con người dừng lại. Mặt khác, Klaatu cũng nghiêm túc cảnh báo Trái đất sẽ bị tiêu vong. Tuy nhiên, con người lại không bao giờ muốn bị yêu cầu phải làm gì nên nhanh chóng cử đi sứ giả thương thuyết của mình. Klaatu sau đó rời đi nhưng để lại một cảnh báo “Quyết định tùy thuộc vào các bạn!”.
Trong khi bộ phim trên thể hiện sự mong đợi của chúng ta đối với người ngoài hành tinh thì trong bộ phim phiêu lưu kinh dị năm 1996 Ngày độc lập, chúng ta lại liên tưởng họ như những kẻ xâm lăng, nhưng mục đích của họ lại không được đề cập rõ ràng: để khuất phục và nô dịch hóa; để tiêu diệt hay vì thiện chí?
Điều này gợi nên câu hỏi: Nếu người ngoài hành tinh thật sự đặt chân đến Trái đất, họ sẽ là người theo chủ nghĩa hòa bình hay là những kẻ giết người khát máu? Và với những khả năng như vậy, liệu chúng ta có nên tiếp xúc với họ hay không?
Đầu năm nay, nhà vật lý thiên văn hàng đầu Stephen Hawking đã khuấy động cộng đồng thiên văn khi ông phát biểu trong bộ phim tài liệu Đi vào vũ trụ cùng Stephen Hawking trên kênh Discovery. Ông cho rằng sự sống ngoài hành tinh có nhiều khả năng tồn tại nhưng con người phải tránh xa bằng mọi giá, đặc biệt nếu người ngoài hành tinh lộ diện trên Trái đất.
Hawking: Alien sẽ chính là những kẻ xâm lăng!
Một bài báo trên Times (Anh) đăng lại chi tiết những mối quan tâm của Hawking. Nhà khoa học này nói nếu những dạng sống ngoài hành tinh có trí tuệ, họ có thể đe dọa sự tồn tại của con người và việc tiếp xúc với những sinh vật như vậy có thể gây hủy diệt cho nhân loại.
“Chúng ta chỉ phải quan sát chính mình để thấy đời sống trí tuệ có thể phát triển như thế nào, có thể là phát triển thành thứ mà chúng ta không muốn chạm trán”, lời Hawking được trích trong bài báo, “Tôi tưởng tượng họ có thể tồn tại trên những con tàu khổng lồ và đã sử dụng cạn kiệt tài nguyên trên hành tinh của họ. Những người ngoài hành tinh tiên tiến như vậy giống như những kẻ du mục, nay đây mai đó tìm kiếm những thuộc địa – bất cứ hành tinh nào họ có thể đặt chân đến”.
Ông còn dự báo một điều đáng ngại: “Nếu những người hành tinh từng đến thăm chúng ta, tôi nghĩ kết quả sẽ tệ còn hơn cả khi Christopher Columbus lần đầu đặt chân đến châu Mỹ, đó là những kết quả tồi tệ đối với người bản địa châu Mỹ”.
Mối quan tâm của Hawking đã giật khá nhiều tít bài đáng chú ý nhưng chúng thật sự gây nên tiếng vang khi những nhà khoa học nghiên cứu về trí tuệ ngoài Trái đất (SETI) nhảy vào tranh cãi và cho đến nay tranh cãi vẫn diễn ra quyết liệt.
Trong khi những nhà nghiên cứu SETI miệt mài tìm kiếm những dấu hiệu của nền văn minh ngoài hành tinh, họ cũng vẫn tranh cãi sẽ làm gì khi phát hiện những dấu hiệu như vậy. Năm 1996, những nhà khoa học SETI đưa ra một nghị định thư kêu gọi truyền thông không được công bố về phát hiện cho đến khi Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc nhận được thông báo và hội đồng LHQ được triệu tập để quyết định có nên thay mặt nhân loại đáp trả thông điệp hay không?
Nhưng không phải ai cũng đồng tình với cách kiềm chế như vậy. Tạp chí Seed kể lại rằng trong năm 2007, một nhóm các nhà khoa học Nga đã phát đi những tín hiệu ngẫu nhiên vào không gian với hi vọng rằng người người hành tinh sẽ chú ý đến chúng.
Mặc dù vậy, sự mở rộng hợp lý trong lập luận của Hawking cho thấy rằng chúng ta không chỉ nên ngừng việc phát tín hiệu đó mà có cố gắng che giấu sự tồn tại của mình khỏi những nền văn minh ngoài hành tinh. Thế nhưng, bây giờ có thể đã quá trễ. Trong một bài báo vừa đăng trên New Scientist, nhà nghiên cứu SETI Seth Shostak chỉ ra rằng bất chấp việc những nhà khoa học có gửi thông điệp đi hay không thì những người ngoài hành tinh cũng đã ý thức về sự hiện diện của chúng ta.
Hết phần 1
Nhận xét
Đăng nhận xét