Ảnh đẹp của cuộc thi Nhà nhiếp ảnh Thiên văn học 2010

Cuộc thi ảnh Nhà nhiếp ảnh Thiên văn học Năm 2010 đã kết thúc. Dưới đây là một số bức ảnh trưng bày tại Đài thiên văn Hoàng gia ở Greenwich, London. Các bức ảnh đạt giải được mang ra trưng bày từ hôm 10 tháng 9.

Thân cây bừng sáng

Trong vùng núi White thuộc California, một cây thông cổ thụ sừng sững trước Dải Ngân hà khi một thiên thạch xé toạc bầu trời đêm. Cây thông đang nói tới là cây nằm ở giữa bức ảnh.

Ánh màu đỏ trên thân cây ở phía trước là sự tình cờ, tạo ra một cách không chủ ý khi nhà nhiếp ảnh, Tom Lowe, dựng thiết bị ảnh lên. Đó là một sự tình cờ đáng giá: ảnh này giành giải trái đất và Vũ trụ, và theo thông báo thì nó cũng giành giải nhất chung cuộc.

(Ảnh: Tom Lowe)

cực quang trên tán cây

cực quang là màn trình diễn ánh sáng tự nhiên đẹp ngoạn mục, kết quả của sự tương tác giữa gió mặt trời và từ trường của trái đất. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự của thứ ánh sáng mê hoặc ấy vẫn là cái gì đó bí ẩn.

Bức ảnh này, do Fredrik Broms chụp, thể hiện Cực quang nhìn qua các tán cây rừng phương bắc trên hòn đảo Kvaløya, Na Uy. Nó giành được nhiều bình luận trong danh mục ảnh Trái đất và Vũ trụ.

(Ảnh: Fredrik Broms)

Lộng lẫy chòm Thiên lang

Orion [Thiên lang] có lẽ là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất trên bầu trời đêm của chúng ta – nhưng bức ảnh này, do Rogelio Bernal Andreo chụp, thể hiện nó dưới góc độ chỉ có vài người mới có cơ hội chiêm ngưỡng. Kết quả là nó sẽ có thứ hạng cao trong nhóm ảnh Vũ trụ Xa xôi.

Bức ảnh toàn cảnh thể hiện rõ cái thắt lưng của thần Orion – đó là ba ngôi sao sáng ở bên trái ảnh. Nhưng bạn còn có thể thấy tinh vân Đầu ngựa và tinh vân Orion nữa.

Những đám mây khí, bụi và những chất liệu khác này đang dần dần nguội đi và co lại – và cuối cùng có thể hình thành nên những ngôi sao và hành tinh mới.

(Ảnh: Rogelio Bernal Andreo)

Tinh vân Veil

Ảnh này của Martin Pugh thể hiện tinh vân Veil [Mạng che mặt], trong chòm sao Cygnus, đó là tàn dư mờ nhạt của một sao siêu mới đã phát nổ cách đây hơn 5000 năm về trước.

Khi ngôi sao siêu mới nổ, phần chất khí giãn nở có lẽ sẽ hiện ra rực rỡ trên bầu trời như một mặt trăng tròn – dễ dàng nhìn thấy với mắt trần.

Hiện nay, rất khó chụp ảnh của tinh vân Veil, nên nếu có thể bạn cứ thưởng thức cho thỏa thích đi. Bức ảnh này chắc chắn sẽ giành giải cao trong danh mục Vũ trụ Xa xôi.

(Ảnh: Martin Pugh)

Nhật thực toàn phần ở Siberia

Quan sát một kì nhật thực toàn phần một trải nghiệm thú vị, khó quên – và đó là một cơ hội hiếm.

Nhưng khi mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời, chúng ta không hoàn toàn chìm trong bóng đêm. Bức ảnh này, do Anthony Ayiomamitis chụp, thể hiện sự hoạt động trải rộng bên ngoài bề mặt của mặt trời – gọi là nhật hoa – với toàn bộ ánh hào quang của nó. Đây chắc hẳn sẽ là ảnh đạt giải thuộc danh mục hệ mặt trời của chúng ta.

Vùng mù sương xung quanh mặt trời thật ra gồm các dòng vật chất gọi là gai, chúng có bề ngang khoảng 500 km và cao tới vài nghìn km.

(Ảnh: Anthony Ayiomamitis)

Vị khách màu xanh lục

Sao chổi Lulin, mang tên đài thiên văn ở Đài Loan nơi phát hiện ra nó, đến thăm Trái đất trong cự li 38 triệu dặm hồi năm ngoái.

Richard Higby chụp bức ảnh này của sao chổi khi nó đó băng qua trên cái có lẽ là quỹ đạo đầu tiên của nó lướt vào trong hệ mặt trời – và nó giành được nhiều bình luận trong danh mục Hệ Mặt trời của chúng ta.

Vệt màu xanh lục của nó có nguyên do từ các chất khí cấu tạo nên “khí quyển” xung quanh của nó – kích cỡ của “khí quyển” này ngang ngửa với Mộc tinh.

(Ảnh: Richard Higby)

Vòng tròn hoàn hảo

Bức ảnh nhật thực toàn phần này được chụp ở Ấn Độ hồi năm ngoái. Nhà nhiếp ảnh Dhruv Arvind Paranjpye chụp nó qua các đám mây, khéo léo sử dụng mây làm bộ lọc. Cái làm cho bức ảnh này trông còn ấn tượng hơn nữa là nhiếp ảnh gia Dhruv mới có 14 tuổi. Có lẽ cậu sẽ đạt giải Nhà nhiếp ảnh Thiên văn học Trẻ nhất của Năm.

Tính chung, năm trước đã chứng kiến bốn kì nguyệt thực và hai kì nhật thực. Kì nhật thực toàn phần hôm 22 tháng 7 là kì nhật thực lâu nhất trong hơn một thế kỉ, kéo dài lên tới 6 phút 39 giây, tùy thuộc vào vị trí nơi người quan sát.

(Ảnh: Dhruv Arvind Paranjpye)

Nguồn: New Scientist

Nhận xét

Bài đăng phổ biến