Tầng ozon phục hồi: Mừng hay lo?
Thông báo được Tổ chức Khí tượng thế giới WMO đưa ra hồi năm ngoái về việc lỗ thủng tầng ozon đang có xu hướng thu nhỏ lại đã khiến các nhà hoạt động môi trường rất vui mừng. Nhưng một nhóm các nhà khoa học lại cho rằng, sự kiện này có thể giống như chuyện Tái ông thất mã.
Tầng ozon thủng: Con người có thể bị "nướng chín"
Thế giới bắt đầu quan tâm nhiều đến tầng ozon từ năm 1985, khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng chiếc áo giáp bảo vệ Trái Đất bị thủng một lỗ ở phía trên Nam Cực. Ozon trong tầng bình lưu của khí quyển có vai trò sống còn đối với môi trường và con người, vì nó giúp ngăn cản hầu hết bức xạ tử ngoại có hại từ Mặt Trời. Không có ozon che chở, chúng ta sẽ bị cháy nắng chỉ trong vòng 5 phút ở ngoài trời.
Chính vì nhận thức được nguy cơ này, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozon. Và kết quả là lỗ thủng tầng ozon đang có vẻ nhỏ dần lại. Vào ngày 16/9/2009, lỗ thủng tầng ozon đo được là 24 triệu km2, nhỏ hơn khá nhiều so với kích thước đo được trong năm 2008 là 27 triệu km2. Các nhà khoa học còn dự báo, tầng ozon có thể phục hồi hoàn toàn sau hơn nửa thế kỷ nữa.
Tầng ozon phục hồi: Ô nhiễm, nóng lên và băng tan
Đáng lẽ phải vui mừng, thì một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển quốc gia New Zealand lại tỏ ra lo ngại. Mô hình tính toán của họ cho thấy, nếu kết hợp với biến đổi khí hậu, sự phục hồi của tầng ozon trong khí quyển có thể làm tăng lượng ozon ở gần mặt đất, đặc biệt là ở nam bán cầu.
Nếu như ở trên cao, ozon là người bảo vệ thì khi ở gần mặt đất, ozon lại là mối đe dọa. Tiếp xúc kéo dài với ozon có nồng độ lớn hơn 40ppbv (phần tỷ theo thể tích) có thể gây tổn hại sức khoẻ con người, giảm năng suất cây trồng. Nồng độ ozon phổ biến tại các vùng ô nhiễm nặng nhất thuộc bắc bán cầu hiện nay là 50 - 80ppbv, trong khi ở nam bán cầu là 25 - 35ppbv.
Trong tương lai, nồng độ ozon trung bình trong không khí gần mặt đất sẽ tăng khoảng 15 - 20%, đặc biệt, một số nơi có thể tăng gần gấp đôi khi tầng ozon trong khí quyển phục hồi.
Nguyên nhân là sự thay đổi hoàn lưu khí quyển do biến đổi khí hậu sẽ khiến các khối khí đậm đặc ozon từ tầng bình lưu di chuyển nhanh và mạnh hơn xuống tầng thấp, làm tăng lượng ozon gần mặt đất. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là các khu vực nằm ngoài vùng nhiệt đới ở nam bán cầu. Ozon là chất khí nhà kính mạnh, nên tăng nồng độ ozon gần mặt đất còn góp phần đẩy nhanh tốc độ nóng lên toàn cầu.
Một nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) cho thấy, lỗ thủng tầng ozon đã giúp cô lập Nam Cực, che chở vùng đất băng giá này khỏi ảnh hưởng của khí nhà kính. Cùng với nhiều yếu tố khác, sự phục hồi của tầng ozon có thể khiến 1/3 lượng băng của Nam Cực tan chảy.
Tầng ozon thủng: Con người có thể bị "nướng chín"
Thế giới bắt đầu quan tâm nhiều đến tầng ozon từ năm 1985, khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng chiếc áo giáp bảo vệ Trái Đất bị thủng một lỗ ở phía trên Nam Cực. Ozon trong tầng bình lưu của khí quyển có vai trò sống còn đối với môi trường và con người, vì nó giúp ngăn cản hầu hết bức xạ tử ngoại có hại từ Mặt Trời. Không có ozon che chở, chúng ta sẽ bị cháy nắng chỉ trong vòng 5 phút ở ngoài trời.
Chính vì nhận thức được nguy cơ này, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozon. Và kết quả là lỗ thủng tầng ozon đang có vẻ nhỏ dần lại. Vào ngày 16/9/2009, lỗ thủng tầng ozon đo được là 24 triệu km2, nhỏ hơn khá nhiều so với kích thước đo được trong năm 2008 là 27 triệu km2. Các nhà khoa học còn dự báo, tầng ozon có thể phục hồi hoàn toàn sau hơn nửa thế kỷ nữa.
Tầng ozon phục hồi: Ô nhiễm, nóng lên và băng tan
Đáng lẽ phải vui mừng, thì một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển quốc gia New Zealand lại tỏ ra lo ngại. Mô hình tính toán của họ cho thấy, nếu kết hợp với biến đổi khí hậu, sự phục hồi của tầng ozon trong khí quyển có thể làm tăng lượng ozon ở gần mặt đất, đặc biệt là ở nam bán cầu.
Nếu như ở trên cao, ozon là người bảo vệ thì khi ở gần mặt đất, ozon lại là mối đe dọa. Tiếp xúc kéo dài với ozon có nồng độ lớn hơn 40ppbv (phần tỷ theo thể tích) có thể gây tổn hại sức khoẻ con người, giảm năng suất cây trồng. Nồng độ ozon phổ biến tại các vùng ô nhiễm nặng nhất thuộc bắc bán cầu hiện nay là 50 - 80ppbv, trong khi ở nam bán cầu là 25 - 35ppbv.
Lỗ thủng tầng ozon phía trên Nam Cực. (Ảnh: Bee)
Trong tương lai, nồng độ ozon trung bình trong không khí gần mặt đất sẽ tăng khoảng 15 - 20%, đặc biệt, một số nơi có thể tăng gần gấp đôi khi tầng ozon trong khí quyển phục hồi.
Nguyên nhân là sự thay đổi hoàn lưu khí quyển do biến đổi khí hậu sẽ khiến các khối khí đậm đặc ozon từ tầng bình lưu di chuyển nhanh và mạnh hơn xuống tầng thấp, làm tăng lượng ozon gần mặt đất. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là các khu vực nằm ngoài vùng nhiệt đới ở nam bán cầu. Ozon là chất khí nhà kính mạnh, nên tăng nồng độ ozon gần mặt đất còn góp phần đẩy nhanh tốc độ nóng lên toàn cầu.
Một nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) cho thấy, lỗ thủng tầng ozon đã giúp cô lập Nam Cực, che chở vùng đất băng giá này khỏi ảnh hưởng của khí nhà kính. Cùng với nhiều yếu tố khác, sự phục hồi của tầng ozon có thể khiến 1/3 lượng băng của Nam Cực tan chảy.
Theo Bee
Nhận xét
Đăng nhận xét