Tảng băng trôi lớn nhất thế giới gây tranh cãi
Các nhà khoa học bất đồng về mối nguy hiểm mà tảng băng lớn nhất thế giới - đang lang thang ở Bắc Băng dương, có thể gây ra cho con người.
Một tảng băng lớn trôi dạt trên đại dương. Ảnh: softpedia.com. |
Một khối băng khổng lồ tách ra khỏi sông băng Petermann trên đảo Greenland vào ngày 5/8. Với chiều dài khoảng 30 km và chiều rộng 10 km, nó là đảo băng di động lớn nhất tại Bắc Cực trong gần 50 năm qua.
Mark Drinkwater, một nhà khoa học của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, khẳng định. cho rằng trong quá trình di chuyển, đảo băng khổng lồ có thể va chạm với các giàn khoan dầu và tàu biển. Với kích thước to lớn của nó, mọi cú va chạm đều có thể gây nên thiệt hại khủng khiếp. Một tảng băng của đảo Greenland từng làm đắm tàu Titanic huyền thoại vào năm 1912.
Jon-Ove Methlie Hagen, một chuyên gia về sông băng của Đại học Oslo tại Na Uy, cũng có cùng quan điểm, và cho rằng với kích thước như vậy không thứ gì có thể ngăn cản tảng băng.
Tuy nhiên Trudy Wohlleben, một chuyên gia khí tượng người Canada, khẳng định đảo băng khổng lồ trôi dạt chưa thể đe dọa các tuyến giao thông trên đại dương và giàn khoan dầu, bởi trong vòng một hoặc hai năm tới nó sẽ phải vượt qua hàng loạt đảo nhỏ trong eo biển Nares.
Đảo băng khổng lồ có thể vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn trước khi tới những tuyến giao thông của tàu gần đảo Newfoundland của Canada. Thậm chí nó còn có thể dạt vào đất liền hoặc kẹt ở đâu đó.
"Trong vòng một hoặc hai năm tới đảo băng có thể tới bờ biển phía đông của Canada. Không giống với thời kỳ mà tàu Titanic chìm, ngày nay các tàu có thể sử dụng dữ liệu vệ tinh để phát hiện những tảng băng nguy hiểm", Wohlleben nói.
Nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể là nguyên nhân khiến khối băng tách ra khỏi đảo Greenland, nhưng Wohlleben tỏ ra thận trọng.
"Đó là điều khó khẳng định. Có nhiều nhân tố có thể khiến khối băng tách khỏi đảo Greenland", bà giải thích.
Theo VnExpress
Nhận xét
Đăng nhận xét