Lướt web ở Việt Nam nguy hiểm thứ 7 trên thế giới
Kết quả thống kê của hãng bảo mật AVG xếp Việt Nam ở vị trí thứ 7 trong nhóm 10 quốc gia có độ rủi ro khi truy cập Internet cao nhất thế giới.
Xanh lá cây: Xếp hạng tỷ lệ tấn công mã độc theo châu lục; Xanh da trời: Các quốc gia an toàn nhất khi lướt net; Đỏ: Các quốc gia mất an toàn nhất khi lướt net.
AVG vừa chính thức công bố kết quả cuộc khảo sát và thống kê về tình trạng lây nhiễm và bị tấn công bởi mã độc, virus của 127 triệu máy tính thuộc 144 quốc gia trên thế giới. Kết quả cho thấy, không có máy tính của bất kỳ một khu vực hay quốc gia nào hoàn toàn an toàn trên mạng Internet và sự khác biệt duy nhất chỉ là tỷ lệ bị tấn công nhiều hay ít hơn mà thôi.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về bảo mật của AVG, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tỷ lệ máy tính mất an toàn cao nhất thế giới với tỷ lệ trung bình cứ 10 máy tính thì có 1 máy bị tấn công bởi mã độc hoặc virus (tỷ lệ 1/10).
Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia thuộc khu vực Cap-ca-dơ (Caucasus), Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về tỷ lệ máy tính bị nhiễm mã độc. Nga (1/15), Armenia (1/24) là những điển hình của khu vực này. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Lào là 2 quốc gia “đồng hạng” về tỷ lệ máy tính nhiễm mã độc với mức cứ 42 máy tính thì có 1 máy nhiễm (1/42).
Lý giải một phần cho tỷ lệ mấy an toàn cao của máy tính thuộc các khu vực này, chuyên gia của AVG cho rằng, việc dễ dàng tìm kiếm và truy cập vào các trang web cho phép tải phần mềm “lậu”, phần mềm bị bẻ khóa cũng như thái độ và ý thức “thờ ơ” về bảo mật của người dùng khi chia sẻ và tiếp nhận các đường liên kết (link) và dữ liệu trên mạng Internet, tiệm café Internet, tỷ lệ máy tính được chia sẻ để dùng chung rất cao cũng là một trong những yếu tố khiến các máy tính bị lây nhiễm và trở thành nguồn phát tán mã độc rất cao.
Điểm bất ngờ nhất của báo cáo này là danh hiệu “An toàn nhất thế giới” thuộc về một loạt các quốc gia châu Phi với vị trí số 1 thuộc về Sierra Leone (tỷ lệ 1/696). Đứng thứ 2 trong top 10 quốc gia an toàn cũng là một đại diện khác của châu Phi là Nigeria (1/442). Châu Á có duy nhất một đại diện là Nhật Bản (1/403). Châu Âu cũng có một đại diện là Slovakia (1/254) trong khi châu Mỹ không có đại diện nào.
Nhìn vào danh sách này, không khó để nhận ra một điều là các quốc gia châu Phi lọt vào top các quốc gia an toàn nhất bởi họ có một tỷ lệ thâm nhập Internet trong cộng đồng dân cư rất thấp. Ngoài ra, với đa số các quốc gia đều có nền kinh tế nghèo nàn, có lẽ giới tội phạm mạng cảm thấy “không kiếm chác” gì được ở đó nên thường bỏ qua khu vực này trong các cuộc tấn công của mình. Nếu so sánh với các nền kinh tế đã phát triển, Nhật Bản xứng đáng được coi là nơi truy cập Internet an toàn nhất thế giới. Cùng với Nhật Bản, Đài Loan, Argentina (1/241) và Pháp (1/224) cũng trở thành “miền đất hứa” với người dùng Internet.
Xét theo tỷ lệ chung của từng châu lục (khu vực), Bắc Mỹ là vùng đất nguy hiểm nhất với tỷ lệ máy tính nhiễm mã độc là 1/51 cao hơn hẳn tỷ lệ trung bình của cả thế giới là 1/73. Xấp xỉ mức trung bình toàn cầu là châu Âu (1/72), châu Á (bao gồm cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương) có tỷ lệ 1/102, châu Phi là 1/108 và “an toàn nhất” là khu vực Nam Mỹ với mức 1/164.
Danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ máy tính bị mã độc tấn công nhiều nhất:
1-Thổ Nhĩ Kỳ (1/10)
2- Nga (1/15)
3- Armenia (1/24)
4- Azerbaijan (1/39)
5- Bangladesh (1/41)
6- Lào (1/42)
7- Việt Nam (1/42)
8- Bồ Đào Nha (1/43)
9- Mỹ (1/48)
10 – Ukraine (1/48)
10- Pakistan (1/48)
Danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ máy tính ít bị tấn công nhất:
1-Sierra Leone (1/696)
2- Nigeria (1442)
3- Nhật Bản (1/403)
4- Togo (1/359)
5- Namibia (1/353)
6- Belize (1/302)
7- Madagascar (1/283)
8- Mozambique (1/264)
9-Zambia (1/262)
10 – Slovakia
Xanh lá cây: Xếp hạng tỷ lệ tấn công mã độc theo châu lục; Xanh da trời: Các quốc gia an toàn nhất khi lướt net; Đỏ: Các quốc gia mất an toàn nhất khi lướt net.
AVG vừa chính thức công bố kết quả cuộc khảo sát và thống kê về tình trạng lây nhiễm và bị tấn công bởi mã độc, virus của 127 triệu máy tính thuộc 144 quốc gia trên thế giới. Kết quả cho thấy, không có máy tính của bất kỳ một khu vực hay quốc gia nào hoàn toàn an toàn trên mạng Internet và sự khác biệt duy nhất chỉ là tỷ lệ bị tấn công nhiều hay ít hơn mà thôi.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về bảo mật của AVG, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tỷ lệ máy tính mất an toàn cao nhất thế giới với tỷ lệ trung bình cứ 10 máy tính thì có 1 máy bị tấn công bởi mã độc hoặc virus (tỷ lệ 1/10).
Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia thuộc khu vực Cap-ca-dơ (Caucasus), Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về tỷ lệ máy tính bị nhiễm mã độc. Nga (1/15), Armenia (1/24) là những điển hình của khu vực này. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Lào là 2 quốc gia “đồng hạng” về tỷ lệ máy tính nhiễm mã độc với mức cứ 42 máy tính thì có 1 máy nhiễm (1/42).
Lý giải một phần cho tỷ lệ mấy an toàn cao của máy tính thuộc các khu vực này, chuyên gia của AVG cho rằng, việc dễ dàng tìm kiếm và truy cập vào các trang web cho phép tải phần mềm “lậu”, phần mềm bị bẻ khóa cũng như thái độ và ý thức “thờ ơ” về bảo mật của người dùng khi chia sẻ và tiếp nhận các đường liên kết (link) và dữ liệu trên mạng Internet, tiệm café Internet, tỷ lệ máy tính được chia sẻ để dùng chung rất cao cũng là một trong những yếu tố khiến các máy tính bị lây nhiễm và trở thành nguồn phát tán mã độc rất cao.
Điểm bất ngờ nhất của báo cáo này là danh hiệu “An toàn nhất thế giới” thuộc về một loạt các quốc gia châu Phi với vị trí số 1 thuộc về Sierra Leone (tỷ lệ 1/696). Đứng thứ 2 trong top 10 quốc gia an toàn cũng là một đại diện khác của châu Phi là Nigeria (1/442). Châu Á có duy nhất một đại diện là Nhật Bản (1/403). Châu Âu cũng có một đại diện là Slovakia (1/254) trong khi châu Mỹ không có đại diện nào.
Nhìn vào danh sách này, không khó để nhận ra một điều là các quốc gia châu Phi lọt vào top các quốc gia an toàn nhất bởi họ có một tỷ lệ thâm nhập Internet trong cộng đồng dân cư rất thấp. Ngoài ra, với đa số các quốc gia đều có nền kinh tế nghèo nàn, có lẽ giới tội phạm mạng cảm thấy “không kiếm chác” gì được ở đó nên thường bỏ qua khu vực này trong các cuộc tấn công của mình. Nếu so sánh với các nền kinh tế đã phát triển, Nhật Bản xứng đáng được coi là nơi truy cập Internet an toàn nhất thế giới. Cùng với Nhật Bản, Đài Loan, Argentina (1/241) và Pháp (1/224) cũng trở thành “miền đất hứa” với người dùng Internet.
Xét theo tỷ lệ chung của từng châu lục (khu vực), Bắc Mỹ là vùng đất nguy hiểm nhất với tỷ lệ máy tính nhiễm mã độc là 1/51 cao hơn hẳn tỷ lệ trung bình của cả thế giới là 1/73. Xấp xỉ mức trung bình toàn cầu là châu Âu (1/72), châu Á (bao gồm cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương) có tỷ lệ 1/102, châu Phi là 1/108 và “an toàn nhất” là khu vực Nam Mỹ với mức 1/164.
Danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ máy tính bị mã độc tấn công nhiều nhất:
1-Thổ Nhĩ Kỳ (1/10)
2- Nga (1/15)
3- Armenia (1/24)
4- Azerbaijan (1/39)
5- Bangladesh (1/41)
6- Lào (1/42)
7- Việt Nam (1/42)
8- Bồ Đào Nha (1/43)
9- Mỹ (1/48)
10 – Ukraine (1/48)
10- Pakistan (1/48)
Danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ máy tính ít bị tấn công nhất:
1-Sierra Leone (1/696)
2- Nigeria (1442)
3- Nhật Bản (1/403)
4- Togo (1/359)
5- Namibia (1/353)
6- Belize (1/302)
7- Madagascar (1/283)
8- Mozambique (1/264)
9-Zambia (1/262)
10 – Slovakia
Theo: ICTnews
Nhận xét
Đăng nhận xét