Thế giới càng đông người, ngày tận thế đến càng nhanh

Theo tính toán của Quỹ Hannover mang tên “Dân số thế giới” (Weltbevokerung), dân số loài người hiện nay là 6,89 tỷ người và tiếp tục tăng cứ mỗi giây 3 người, mỗi năm 80 triệu. Đến năm 2050, một vụ bùng nổ dân số sẽ xảy ra. Khi đó…

Dân số loài người hiện đã quá đông.
Dân số loài người hiện đã quá đông.

Con người sẽ bắt đầu giết nhau vì một ổ bánh mì, một lon nước uống. Viễn cảnh đáng sợ đó hoàn toàn có thể trở thành sự thật. Nền kinh tế thế giới sẽ sụp đổ. “Nhiệm vụ của thế kỷ” là giảm tình trạng nghèo đói ở những nước đang phát triển bị đe doạ. Nạn chết đói đang đến gần. Thậm chí ngay hiện nay, trong khi nước này đang chịu tình trạng nhân mãn, nước kia lại đau đầu về tỷ lệ sinh đẻ đang tăng.

Chương trình lương thực hướng vào sự tăng dân số bị xem như không đạt được kết quả mong muốn. Theo ý kiến của các nhà xã hội học, các kết quả vào năm 2050 còn tồi tệ hơn nữa.

Thời kỳ hậu Xô viết, sự tăng dân số ở tốc độ cao. Nếu tại nước Nga, dân số tăng là điều mơ ước thì tại phương Đông ngược lại - mỗi đứa trẻ ra đời là thêm một nỗi lo âu.

Trung Quốc chẳng hạn, mỗi gia đình không được phép có quá một con. Tại Ấn Độ, nơi mức sống tương đối thấp, cách giải quyết vấn đề này thật tàn nhẫn. Nhiều cặp vợ chồng phải tiêm hocmon để tự biến mình thành vô sinh.

Nếu dân số trên hành tinh không khống chế được thì những phúc lợi do nền văn minh mang lại cũng bị triệt tiêu. Các nhà khoa học nhận định, chỉ 30 năm sau, người dân các nước phát triển sẽ thấm thía nạn đói là gì. Thế giới đang có xu hướng tập trung vào những thành phố khổng lồ, xa lánh những cánh đồng và rừng núi. Theo thời gian, những “bể nuôi cá” bê tông cốt thép để chứa đựng xã hội hiện đại sẽ mở rộng. Tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt.

Những bãi chăn thả hàng nghìn con bò, hàng vạn con cừu biến thành đô thị. Đàn bò và đàn cừu đông đúc ấy sẽ bị xẻ thịt, thành nguồn thực phẩm cho một số dân quá đông. Thế hệ sau của chúng sẽ sống chật vật vì không còn bãi chăn thả - con người đã chiếm mất để mở rộng những đô thị rồi.

Lũ lụt, hạn hán... diễn ra khắp nơi một phần là do nguyên nhân dân số tăng quá nhanh, con người phải tàn phá môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Lũ lụt, hạn hán... diễn ra khắp nơi một phần là do nguyên nhân dân số tăng quá nhanh, con người phải tàn phá môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Ngoài ra, những hoạt động sản xuất của con người làm bẩn và suy thoái môi trường. Nước sạch trở thành đồ quý hiếm. Kỹ thuật không thể thay thế tài nguyên thiên nhiên. Trên mặt đất đầy những nhà máy thuỷ điện, những trạm phong điện và những pin mặt trời để thoả mãn các nhu cầu về năng lượng. Những cánh đồng đất đai phì nhiêu biến thành hoang mạc. Kết quả là khí hậu biến đổi. Ai cũng cảm nhận được sự nóng lên toàn cầu.

Hàng năm, các thiên tai giết chết hàng trăm người. Sóng thần, núi lửa phun trào, lũ lụt, cháy rừng hết nơi nọ lại đến nơi kia mang tai họa cho những người nghèo nhất hành tinh.

Để cứu vãn việc chết dần chết mòn của loài người trên toàn cầu chỉ có thể tìm thấy trong sự thoả hiệp, học lại cách sống hài hoà với thiên nhiên. Nhưng trong điều kiện của một thiên đường công nghệ, những lời khuyên đó giống như một điều viễn tưởng và bị bỏ ngoài tai.

Ngày tận thế không phải do các thiên thạch theo dự báo sẽ hủy diệt Trái đất mà chính do sự phát triển dân số không thể kiểm soát mang lại.

Theo Pravda.ru

Nhận xét

Bài đăng phổ biến