Anh giới thiệu kính hiển vi điện tử mạnh nhất thế giới
Chiếc kính hiển vi có độ phân giải nguyên tử mạnh nhất vừa được đưa ra giới thiệu hôm 10 tháng 9 tại trường Đại học Cambridge, nước Anh. Chiếc kính hiển vi mới, sẽ cho phép các nhà khoa học quan sát từng nguyên tử một trong bất kì chất liệu nào, do đích thân Bộ trưởng Bộ Đại học và khoa học nước Anh chính thức khánh thành.
Chiếc máy độc nhất vô nhị, Kính hiển vi điện tử FEI Titan 3, cho phép các nhà khoa học khảo sát và phân tích các cấu trúc ở độ phân giải 0,7 Angstrom – chưa tới một nửa kích cỡ của một nguyên tử carbon và nhỏ hơn bề rộng của một sợi tóc người đến một triệu lần.
Sức mạnh ấn tượng của chiếc kính hiển vi trên sẽ tạo thuận lợi cho những nghiên cứu tiên phong trước đây bị ngăn trở bởi sự bất lực của các nhà khoa học trước việc xem xét và phân tích các cấu trúc ở một cấp độ nhỏ như thế.
Một trong những dự án nghiên cứu sẽ sử dụng chiếc kính hiển vi mới là một nghiên cứu về các chứng bệnh có thể mô tả đặc trưng bởi sự tích tụ các mảng bựa, bao gồm cả bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Những mảng bựa này gồm các que bề như thép gọi là ‘dây nano’ cấu tạo từ các protein chưa gấp nếp. Vì chúng chỉ có vài nano mét đường kính, cho nên rất khó nghiên cứu và chúng quá nhỏ để nhìn thấy bằng máy quét MRI hoặc tia X.
Các nhà nghiên cứu cũng sẽ sử dụng chiếc kính hiển vi mới để khảo sát thế hệ chiếu sáng tiếp theo dùng trong nhà ở và phòng làm việc của chúng ta. Những bóng đèn thế hệ mới này sẽ tiết kiệm những lượng năng lượng có thật (có thể cho phép nước Anh đóng cửa – hoặc không cần xây dựng mới – tám nhà máy điện cỡ lớn) đồng thời giảm sự phát thải khí nhà kính. Chúng sẽ cung cấp sự chiếu sáng tự nhiên, như ánh sáng mặt trời, và có tuổi thọ lên tới 60 năm.
Một dự án nữa sẽ là khảo sát phương pháp lọc nước ở thế giới đang phát triển bằng những nguồn sáng tử ngoại đặc biệt tiêu diệt sạch mọi vi khuẩn và virus, một tiến bộ có thể cứu lấy hàng triệu sinh mạng con người. Các nguồn sáng tử ngoại mới cũng có thể dùng ở Anh, là giải pháp an toàn hơn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng chlorine để lọc nước.
Chiếc kính hiển vi mới hiện đang đặt tại Trung tâm Khoa học Nano ở Anh.
Nguồn: PhysOrg.com
Nhận xét
Đăng nhận xét