'Siêu trăng' trên khắp thế giới
Người dân trên khắp thế giới đêm qua có cơ hội chiêm ngưỡng Mặt Trăng to và sáng hơn ngày thường gấp nhiều lần.
"Siêu trăng" mọc trên bầu trời thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, trong khi phía dưới, lực lượng cảnh sát chống bạo động đang dựng hàng rào ngăn chặn đoàn người biểu tình đòi thủ tướng nước này từ chức trước các nghi vấn tham nhũng.
"Siêu trăng" hôm qua xuất hiện lúc 15h00 GMT (khoảng 22h Việt Nam). Mặt Trăng sáng hơn 25-30 lần ngày thường và tạo cảm giác to hơn trăng tròn bình thường 12-14%. Ảnh: Reuters
Theo nhà thiên văn Richard Nolle, người đầu tiên đưa ra định nghĩa về siêu trăng, hiện tượng này xảy ra khi "trăng non hoặc trăng tròn nằm ở điểm gần nhất với Trái Đất theo quỹ đạo nhất định". Nói cách khác, bất cứ khi nào Mặt Trăng tiến vào vùng cách Trái Đất 361.836 km, nó sẽ được phân loại là siêu trăng.
Trong ảnh là "siêu trăng" trên bầu trời thủ phủ Andalusian của thành phố Seville, phía nam Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters
Mặt Trăng đêm qua cách Trái Đất 358.290 km, nên được gọi là siêu trăng. Nó sẽ không tới gần Trái Đất ở khoảng cách tương tự cho tới cuối tháng 9 và lặp lại lần nữa vào tháng 10.
"Siêu trăng" khiến quang cảnh một đám cưới tại nhà thờ Cơ đốc giáo Chính thống thuộc khu nghỉ dưỡng Protaras, đông nam đảo Síp, càng trở nên lãng mạn. Ảnh: AP
"Siêu trăng" trên bầu trời thành phố Novogrudok, phía tây thủ đô Minsk của Belarus.
"Siêu trăng" hôm qua xuất hiện sau trăng tròn 18 giờ. Do đó, "siêu trăng" tháng 8 không phải Mặt Trăng tròn nhất trong năm. Ảnh: AP
"Siêu trăng" bên bức tượng Vua Jose I tại trung tâm Quảng trường Comercio, thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Ảnh: AP
Mặt Trăng to và sáng hơn thường ngày tại thành phố Kolobrzeg, Ba Lan. Ảnh: Marcin Bielecki/EPA
Một người đạp xe bên dưới ánh trăng tại Fuerteventura, quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Ảnh: Carlos De Saa/EPA
Hình ảnh "siêu trăng" tại thủ đô Skopje, Cộng hòa Macedonia. Ảnh: Georgi Licovski / EPA
Theo vnexpress.net
Nhận xét
Đăng nhận xét