Trẻ em nhìn thế giới thật sự khác với người lớn

Trước năm 13 tuổi, trẻ con không nhìn các vật theo kiểu của một người trưởng thành hoàn toàn, một nghiên cứu mới cho biết như vậy.

Khi nhận định xem các hình ảnh có bóng đổ là lồi hay lõm, não người trưởng thành giả định rằng ánh sáng phát ra từ phía trên, trừ khi có lí do để nghĩ tới điều ngược lại. Trẻ con nhỏ tuổi thì phải học khả năng này.

Trẻ em cần học cách nhìn kiểu người lớn

Để nghiên cứu khi nào xảy ra hiện tượng này, Jim Stone ở trường Đại học Sheffield, Anh quốc, đã trưng những hình dạng rập nổi như hình vuông, và những hình có bóng như dấu chân trước 171 đứa trẻ tuổi từ lên 4 đến lên 10. Mỗi đứa trẻ được xem 10 hình và yêu cầu cho biết chúng là lồi hay lõm. Câu trả lời “đúng” giả sử một vật được chiếu sáng từ phía trên.

Trẻ có tuổi lớn hơn cho câu trả lời tốt hơn, với số điểm trung bình tăng 10 điểm trên mỗi 0,43 năm tuổi. Nếu trẻ em ở những lứa tuổi khác phát triển ở tốc độ tương tự, Stone dự đoán rằng bọn trẻ sẽ họ cách giả định rằng ánh sáng phát ra từ phía trên vào lúc khoảng 21 tháng tuổi. Nhưng phương diện cảm thụ thị giác này của chúng sẽ không “phát triển đầy đủ” cho đến khi chúng 13 tuổi hoặc tương đương.

“Trẻ em thật sự nhìn thế giới khác với người lớn, cứ như là các giác quan của chúng dễ thay đổi hơn”, Stone nói. “Chẳng lạ gì mà chúng không thể nhìn một đám mây mà không trông thấy một con chó hay một con gấu”.

Nguồn: New Scientist

Nhận xét

Bài đăng phổ biến