Nhà vật lí đạt giải Nobel 2010 từng là một sinh viên ‘loại B’

Konstantin Novoselov, nhà vật lí gốc Nga, một trong hai nhà khoa học đạt giải Nobel vật lí năm nữa, đã phải vật lộn với việc học môn vật lí khi ông còn là sinh viên ở trường đại học. Ông đã từng nhận không ít điểm B khi còn đi học, trường đại học của ông cho giới truyền thông biết như vậy vào hôm qua.

Trường Đại học Vật lí và Công nghệ Moscow (MFTI) đã đăng trên website của họ những tấm thiếp báo cáo về Novoselov, người giành giải Nobel vật lí năm nay khi mới ở tuổi 36, cùng với đối tác nghiên cứu của ông, Andre Geim.

Các bài tường thuật cho thấy ông đã nhận không ít điểm B cho các bài kiểm tra vật lí lí thuyết và vật lí ứng dụng của mình khi còn đi học trong các năm từ 1991 đến 1994.

Ông cũng không giỏi về giáo dục thể chất – một môn học bắt buộc tại các trường đại học Nga – với khá nhiều điểm B. Và trong khi hiện nay ông sinh sống ở nước Anh, nhưng ông đã từng một lần lấy chứng chỉ C tiếng Anh.

Graphene - mạng tinh thể chỉ dày một nguyên tử

Trường đại học trên còn tiết lộ các tài liệu về người đạt giải còn lại của giải thưởng vật lí năm nay, Geim. Ông này cũng học từ trường đại học này ra, từ năm 1976 đến 1982. Sự nghiệp hàn lâm rực rỡ của ông chỉ bị ‘tổn thất’ chút đỉnh bởi vài điểm B cho môn kinh tế chính trị Mác xít và môn tiếng Anh.

Sau khi tốt nghiệp, Geim đã đầu quân cho một trường đại học Moscow khác chuyên đề kĩ thuật và vật lí, và ông đã làm việc với vai trò nhà chế tạo máy tại một xưởng sản xuất các thiết bị điện trong thời gian tám tháng.

Trong thời kì Liên Xô, người thầy giáo trung học cũ của ông từng phát biểu với tờ báo lá cải Tvoi Den rằng gốc gác Đức của Geim sẽ khiến ông khó được nhận vào một trường đại học hàng đầu.

“Cha của anh ta là người Đức”, Olga Peshkova, 72 tuổi, người thầy giáo vẫn giảng dạy ở thành phố Nalchil thuộc vùng Bắc Caucasus thuộc Kabardino-Balkaria, phát biểu với tờ báo trên.

“Anh ta cho biết sau hai năm nghiên cứu vất vả và muốn được tuyển dụng, chỉ sau này anh ta mới hiểu rằng vấn đề là do ‘lí lịch’ của anh ta mà thôi”.

Trong các tài liệu do MFTI công bố, Geim tự xem mình là “người Đức” trong thực tiễn thời kì ấy, khi mà mọi người phải tự ‘phân loại’ mình là thuộc dân tộc nào trong các loại giấy tờ chính thống.

Nước Nga có một cộng đồng thiểu số người Đức, đa số họ ngày nay đã di cư sang nước khác. Trong thời kì Liên Xô, những người Đức đó đã bị lưu đày đến vùng Siberia và Trung Á và bị phân biệt đối xử trong giáo dục và trong công việc.

Nguồn: AFP

Nhận xét

Bài đăng phổ biến